CHỤP TRĂNG VỚI OLYMPUS - SHOOT THE MOON WITH OLYMPUS



Sắp đến thời điểm siêu trăng suất hiện (ngày 14/11/2016) - mặt trăng sẽ đạt cực đại trong khoảng 2h khi đi qua điểm tiệm cận trái đất trên quỹ đạo hình eclipse vào lúc 8:52 a.m. EST (13:52 GMT) - 20:52 GMT+7 (Giờ Việt Nam).
Hình ảnh đươc chụp tại Đồng Châu, Thái Bình.
Olympus E-M5 MII vs 40-150mm f2.8 Pro
Ảnh chồng 2 tấm ngay trên máy.
Photo by Nguyễn Minh Kế
Hôm nay em xin tổng hợp và chia sẻ với cộng đòng anh chị em sử dụng máy ảnh Olympus cách chụp siêu trăng và những chế độ chụp chỉ có trên Olympus, cực đơn giản và tiện dụng, không tốn quá nhiều công sức mà lại đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

Hàng tháng cứ vào ngày rằm là lúc mặt trăng tròn nhất, sáng nhất nhưng rất ít người có thể chụp được nó vậy để chụp được mặt trăng ngoài kỹ thuật chụp ra thì chúng ta cần có thiết bị chụp. Với lợi thế có những ống kính siêu tele như 75-300mm f4.7-6.8mm II (tiêu cự tương đương trên khổ film 35mm là 150-600mm) đây thực sự là 1 ống kính tốt để chụp trăng. Nếu bạn không thể kịp để sắm cho mình 1 ống kính tele tầm xa thì cũng có thể chuẩn bị 1 ống kính ở tiêu cự lớn hơn 300mm thí dụ: Olympus 40-150mm f2.8 + Kit teleconverter 1.4x (với ống kính và teleconverter 1.4x bạn sẽ có tiêu cự xa nhất là 420mm).

Thật không may mắn, mặt trăng có cường độ sáng rất mạnh trong 1 không gian tối đen như mực. Để bù đắp cho bầu trời tối tăm thì máy ảnh sẽ tự động bù trừ sáng và kết quả là mặt trăng trắng như 1 chiếc địa ăn vậy.

Ảnh trên là 1 minh chứng cho hiện tượng đĩa ăn trắng.
Chuẩn bị chụp:
1. Sử dụng đo sáng điểm Spot Metering. Thay vì cố gắng xác định mức độ phơi sáng cho toàn khung cảnh, khi bạn bật sang chế độ đo sáng điểm, máy ảnh sẽ xác định mức phơi sáng dựa trên 1 điểm trong khung hình. Nếu bạn đưa mặt trăng vào giữa khung hình thì máy ảnh sẽ đo sáng chính xác hơn.


2. Sử dụng bù trừ sáng. Đầu tiên, chúng ta hãy quan sã kỹ thông số cài đặt cho lần chụp đầu tiên.

Đo sáng điểm dựa trên 1 điểm nhỏ trong khung hình.
Mặc định của nó là ở giữa khung hình.
Máy ảnh: Olympus E-M1 hoặc E-M5 Mark II
Ống kính: Mzuiko 75-300mm f4.8-6.7 II, 300mm f4 Pro
Chế độ chụp: Ưu tiên khâu - Aperture Priority
Đo sáng: ESP
Tiêu cự: 300mm ( Tương đương 600mm f6.7)
ISO: 1000
Tốc độ chup: 1/4000s
Bù Trừ Sáng: -5EV

Hai điều đáng chú ý liên quan đến các thiết lập này.

1. Tốc độ màn chập nhanh để không cần dùng đến chân máy. Trong trường hợp này chúng ta có thể giảm ISO mà vẫn có thể chụp bằng tay, thông thường khi chụp trăng sao chúng ta cần phải có 1 chân máy chắc chắn, nhưng trong trường hợp này thì không cần.

2. Bù trừ sáng thì quan trọng hơn nhiều. Để lấy được chi tiết của mặt trăng, chúng ta giảm hết khả năng bù trừ sáng đến - 5EV. Bù trừ sáng là cách bạn kiểm soát được thời lượng phơi sáng tự nhiên của máy.

CHỤP CẢNH TRĂNG TRÒN.

Vấn đề khi chụp trăng tròng trong 1 khung cảnh tổng thể, bạn có quá nhiều vật sáng phải phơi sáng.


Tình hình cơ bản cũng không khó để kiểm soát vì khi mặt trăng đang lên cũng như lúc mặt trời đang lặn vậy. Do đó bạn có đủ thời gian để thiếp lập phơi sáng tốt và giữ lại được chi tiết trên mặt trăng.

Settings: OMD E-M1, 40-150mm f/2.8 PRO, 1 s @ f/4.0, ISO 640
Nguồn ảnh: creativeislandphoto
Một vấn đề nữa có thể ảnh hưởng đến bức ảnh trăng của bạn đó là sự biến dạng của bầu khí quyển, càng gần mặt trăng thì càng có nhiều ánh sáng phức tạp đi qua. Điều này không chỉ tạo ra 1 mặt trăng có mầu cam mà còn làm cho mặt trăng bị biến dạng so với chính nó. Hình ảnh dưới dây là 1 minh chứng cho việc này. 

Bầu khí quyển dầy đặc có thể làm méo mó mặt trăng.
Máy ảnh Cài đặt: E-30, 70-300mm f / 4,5-6,7, 1 / 2s @ f / 6.7, ISO 400
Nguồn ảnh: creativeislandphoto
Sử dụng chức năng Multiple Exposure có sẵn trong máy ảnh Olympus.
Đây là mục đích chính của bài này (hehe). Sử dụng chức năng Multiple Exposure để tạo ra 1 bức ảnh ấn tượng, tại sao không? cũng là chụp được 1 bức ảnh phơi sáng ấn tượng của trăng tròn. Tại sao lại là Multiple Exposure? Rất đơn giản - Vì không thể chụp ra 1 bức ảnh cần bằng cả mặt trăng và cảnh quan xung quanh trong khi mặt đất tối om, bạn có thể gán mặt trăng vào vị trí mà bạn muốn, hình ảnh dưới đây sẽ minh họa cho kết quả của sử dụng Multiple exposure.


Hình ảnh trên được chụp với chức năng Multiple Exposure của máy ảnh Olympus E-M1 

Để sử dụng chức năng này bạn làm như sau:

1. Lên ý tưởng về bức hình bạn sẽ chụp.
2. Chụp 1 mặt trăng không bị vướng hay bị che bởi vật nào.
3. Vào menu chọn chức năng Multiple Exposure
4. Gạt sang chế độ 2fr (chụp 2 tấm và chồng lên nhau).

Đấy là các bước đơn giản, hoặc các bạn có thể theo các bước chi tiết dưới đây.
  

Các bước:


1. Sử dụng ống kinh có tiêu cự 300mm, zoom sát vào mặt trăng để lấy được nhiều chi tiết nhất.

2. Tác giả bức ảnh cố tính đưa mặt trăng vào giữa vì ý tưởng của anh ta là đưa mặt trăng vào giữa các nhành cây.





Chụp 1 bức hình thứ 2.

1. Sau khi chọn bật Overlay thì các hình của bạn chụp sẽ hiển thị ngay ở màn hình LCD. Bạn chọn mặt trăng mà bạn chụp.

2. Bạn có thể nhìn thấy một lớp mờ trăng ở ống ngắm (viewfinder / Liveview), điều này cho phép bạn di chuyển mặt trăng vào bất cứ vị trí nào ttrong khung hình thứ 2, như thí dụ ở trên là đặt mặt trăng vào giữa 2 nhành cây.

3. Bấm chụp, sẽ mất 1 vài giây để máy ảnh kết hợp 2 hình lại với nhau.

4. Chức năng Overlay sẽ vẫn hiện lên cho đến khi nào bạn vào menu để tắt đi hoặc bấm vào nút Play để xem lại hình vừa chụp. Có nhiều cách để tạo ra những bức hình độc.


Frame 1 Settings - 300mm, ISO 1000, 1/400s at f/6.7, -4 EV; Frame 2 Settings - 12mm, ISO 1000, 20s at f/8.0
Và bây giờ bạn có thể bắt đầu sáng tạo rồi.
Bài viết trên được biên soạn dựa trên bài viết của trang: http://www.creativeislandphoto.com
Mọi đóng góp để mình có thể có nhiều chia sẻ hơn, xin các bạn vui lòng liên hệ qua facebook hoặc email trực tiếp cho mình:minhke83@gmail.com
Mọi hỗ trợ kỹ thuật về máy ảnh Olympus tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ: Nguyễn Minh Kế



Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.