Trận Chiến Giữa Hệ Máy Micro 4/3 và DSLR FF Đã Kết Thúc Với Phần Thắng Nghiêng Về Hệ M4/3

Bài viết được biên dịch lại từ bài viết The Battle is Over: My Micro 4/3 Camera outsold My DSLR Full-Frame.
Quan điểm trong bài viết là quan điểm cá nhân người viết, không mang tính chất gò bó hay ép buộc.


Trận chiến đã kết thúc và máy ảnh DSLR Full-Frame đã thua cuộc, dưới đây là lý do.
Tôi gửi bán ảnh của tôi tại một vài phòng tranh cao cấp trong vòng hai năm qua. Trong bộ sưu tập của tôi có ảnh được chụp cả từ máy DSLR Full-frame, DSLR APS-C và một vài máy không gương lật M4/3, và sau khi tổng hợp doanh số bán ảnh cả một năm của tôi, thật bất ngờ hình ảnh bán chạy nhất của tối là được chụp từ máy M4/3 Olympus OM-D E-M10. Quả thực đó là một máy cho những người mới tập chơi (Mini entry).

Điều quan trọng là tôi không thể chụp bức ảnh này với máy DSLR. Để chụp dòng giao thông ở Vegas, Tôi sử dụng tính năng Live composite độc quyền chỉ có trên máy Olympus.



Ngay bây giờ bạn có thể cho đó là 1 việc bất thường nhưng đoán làm chi ... vì bức hình bán nhiều thứ hai của tôi cũng là một bức được bằng máy Micro 4/3. Nói một cách khách quan thì cảm biến 16 Megapixel của M4/3 đã đánh bâij cảm biến FF.  Thực sự buồn cười đó là Tôi tốn ít tiền mua thiết bị hơn và máy nhỏ gọn nên có thể đem theo mọi lúc mọi nơi được. Máy có đủ độ phân giải để đi tới mọi nơi không? Chắc chắn rồi, phòng tranh nơi tôi cộng tác yêu cầu files TIFF 50Mb và tôi có thể giải quyết việc này bằng cách chụp RAW và sử lý qua phần mềm Alien Skin của Blowup.

Ngoài công việc chụp hình du lịch, Tôi còn là 1 giáo viên dậy nhiếp ảnh. Học viên luôn hỏi tôi về việc nên mua chiếc máy ảnh nào cho mọi hoàn cảnh và thực sự là tôi không còn lý do gì để giới thiệu mọi người mua máy ảnh DSLR, chắc các bạn cũng hiểu lý do rồi đó.

Đừng hiểu nhầm Tôi, Tôi là một người dùng máy ảnh Canon trong nhiều năm liền, nhưng họ đã bỏ quên mảng máy ảnh không gương lật. Nikon thì đang trên con đường tụt lùi, con số bán hàng sụt giảm đã nói nên điều này. Sony đã tham gia vào cuộc chiến máy ảnh không gương lật, họ đã đạt được chiếc máy ảnh Full-frame hoàng tráng. Nhưng trái ngược với body nhỏ gọn thì ống kính của Sony lại phình to, đi ngược lại chiến lược nhỏ gọn của họ. Chân tình mà nói thì những ống kính zoom của Sony đáng thất vọng.

Và người dùng hệ máy M4/3 lại có nhiều sự lựa chọn từ Olympus, Panasonic, Voigtlander, Sigma, Tamron, Samrang ...vvv



Tại sao tôi lại viết bài này? Quan điểm của tôi để phản bác lại những chiến dịch marketing / Pr rầm rộ để thuyết phục khách hàng họ cần phải có 1 máy ảnh có cảm biến Full-frame. Họ khắc sâu vào suy nghĩ của những khách hàng không hiểu biết và đây hoàn toàn không đúng.

Bạn hãy thử đến một hiệu máy ảnh và hỏi nhân viên bán hàng rằng bạn đang tìm kiếm 1 chiếc máy ảnh có chất lượng chuyên nghiệp. Họ có đem cho bạn xem chiếc máy ảnh hệ M4/3 hay một chiếc máy ảnh Full-frame đắt tiền. Câu trả lời chắc bạn cũng rõ. Những nhân viên bán máy ảnh cũng cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Nói chung người bán hàng thì luôn vì lợi nhuận nên máy nào có lợi thì họ bán thôi. Nên tôi sẽ nói cho bạn những lợi ích của hệ máy M4/3.

Máy ảnh Olympus M4/3 của tôi có hệ chống rung 5stop ngay trên cảm biến điều này có nghĩa là tôi có thể cầm tay chụp với tốc độ màn chập chậm hơn nhiều so với DSLR, việc chụp ở tốc độ chậm cũng giúp chúng ta giảm ISO xuống thấp nhất có thể trong điều kiện thiếu sáng, đây là điểm lợi thế mà không 1 máy FF nào có được. Thêm 1 lợi thế của hệ M4/3 đó là độ sâu trường ảnh tốt. Tại F/4 Ống kính thu được 1 lượng ánh sáng nhưng độ sâu trường ảnh thu được là F/8. Điều này có nghĩa là giảm sự nhiễu xạ và Tôi có thể sử dụng lens ở những khẩu độ lớn nhất. Khi Tôi muốn Shadow Depth of Feild, tôi sử dụng một trong số những lens có độ mở f1.8. Trong chuyến đi tới Iceland tôi đã thuê 1 ống kính Pana Leica 42,5mm f1.2, Tôi phải thú thực bokeh rất đẹp.

Bạn có thể cho tôi biết tôi có nhầm lẫn hay không? hay Tôi đang khiêu khích những người thích trolls. Tôi chụp nhiều hơn, bán nhiều ảnh hơn và thưởng thức nhiếp ảnh nhiều hơn. 

Chỉ với 2 ống kính ED 12-40mm f2.8 Pro và 40-150mm f2.8 Pro tôi đã có một dải tiêu cự từ 24 đến 300mm mở một khẩu f/2.8. CẢ 2 cái ống kính này có trọng lượng nhẹ hơn đến 1,5kg và rẻ hơn đến $2,500. Ngoài ra, chếc ống kính canon 300mm f2.8 IS có giá tới $6000 và nặng hơn đến 2,3kg. Bạn vẫn phải bỏ tiền ra để mua một dải tiêu cự từ 24-300mm f2.8 IS của Canon. Điều quan trọng là tổng số tiền bạn bỏ ra sẽ nhiều hơn gấp 3 lần và bạn sẽ không thể lúc nào cũng đem lũ quái vật này bên mình.

Suy nghĩ về máy ảnh lớn tốt hơn đã đến và đã đi. Triết lý nhiếp ảnh mới của bạn nên là ''less is more''.



Tôi đã bán sạch bộ gear Canon của Tôi. Tôi cũng đề nghị bạn nên làm như tôi. Cảm biến FF chỉ là 1 mánh lới quảng cáo bom tấn của các hãng máy ảnh, Tôi chỉ mong muốn bạn tiết kiệm hàng ngàn $ và giảm được gánh nặng hàng kg trên lưng.

Bạn có thể sử dụng khoản tiền tiết kiệm từ mua thiết bị để đi du lịch Iceland, Rom, Paris .... Trong quá trình đi chụp kiểu gì bạn sẽ đụng phải những người không thích thay đổi và vẫn tin vào chiếc máy của họ mới là tốt nhất. Nhưng bạn cũng nên có niềm tin vào thiết bị mình sử dụng và ngày tàn của DSLR đang đến rồi đó. 

Nếu Tôi cảm thấy buồn thì đó là vì bản thân tôi không hiểu hết được hết được chếc máy mình đang sử dụng chứ không phải do nhà sản xuất đang lời dụng mọi người đâu. Một máy ảnh tốt còn phải do người sử dụng nó nữa.  Hãy đưa cho Jim Brandenbur - nhiếp ảnh gia cừ cựu của tạp chí National Geographic một chiếc máy ảnh bấm chụp (Point&Shot) cơ bản. Ông ấy vẫn có thể tạo ra được những bức ảnh nghệ thuật ngoạn mục cho mà xem. Bạn cũng có thể làm được nếu bạn thoát được cuộc chạy đua thiết bị và phải thực sự tập trung. 

Bạn nên đem theo một chiếc máy ảnh mọi lúc mọi nơi vì tình hoàn cảnh chụp sẽ diễn ra rất bất ngờ. 
Đây là thời điểm cho các bạn mong muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và sống bằng nghề như tôi. Bạn có thể mua những thiết bị có giá trị nhỏ nhưng hiệu quả sử dụng đem lại lớn hơn chi phí bỏ ra. Bạn thường đi theo đám đông và những người có thiết bị đi trước nhưng bạn nên tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng và một sở trường riêng. Nếu bạn hỏi 1 người đang chụp máy Canon họ sẽ nói Canon là số 1 và ngược lại nếu bạn hỏi 1 người đang dùng Sony họ cũng nói vậy. Hãy tự tìm cho mình 1 hệ thiết bị riêng. 


Điều này thực sự không dễ dàng gì để bắt đầu, nhưng hay nhớ lại chủ đề của bài viết này là: Tôi bán được nhiều ảnh với hệ máy M4/3 hơn máy DSLR Full Frame.


Tóm tắt về tác giả bài viết:  Chris Corradino là CEO và Hiệu trưởng của Photo Mentor NYC, một dịch vụ tư vấn cho các nhiếp ảnh gia cá nhân ở mọi trình độ. Quan điểm trong bài viết này là ý kiên của tác giả. Để tìm hiểu kỹ hơn về công việc của Chris, hay ghe qua website.

Trong vài viết còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông cảm và góp ý để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ: minhkeenguyen@gmail.com
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang hỗ trợ cộng đồng người yêu nhiếp ảnh Olympus Việt Nam.


2 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.