5 Mẹo Để Chụp Hoa Đẹp Hơn

Bạn không có 1 bộ máy ảnh cao cấp không có nghĩa là bạn không chụp được những bức ảnh đẹp với máy ảnh Olympus, đặc biệt là những bộ máy không gương lật nhỏ gọn của Olympus như Pen Lite PL8, OM-D E-M10II hay TG-4. Thử làm theo 5 mẹo nhỏ dưới đây để có được những bức ảnh đẹp hơn, lung linh hơn cho chính bản thân mình, bạn bè và người thân của mình nhé.

1. Sử Dụng Bù Trừ Sáng.

Để chụp được 1 bức ảnh đẹp bạn cần phải chọn cho mình một background (nền của bức ảnh) không nhiều thứ hỗn tạm hay còn gọi là nhiều rác, việc này sẽ làm cho chủ thể của bức ảnh nổi bật hơn. Tuỳ vào đối tượng bạn chụp là gì để lựa chọn cho mình background phù hợp nhất, chụp hoa trắng chúng ta có thể chọn nên tối để làm cho bông hoa nổi bật trên nền tối và thiết lập chế độ bù trừ sáng phù hợp. Bạn trừ sáng đi khoảng -0.7 đến -1 Ev để làm cho bông hoa nổi bật trên nền đen. Trong trường hợp bạn không chọn được nền thì, nếu có anh sáng chiếu vào bông hoa thì bạn có thể dùng vùng Shadows để làm nền cũng được, bạn điều chỉnh thanh bù trừ sáng về phía trái (-) cho đến kho mắt thấy hợp lý thì thôi.
Như là 1 nguyên tắc chung, hãy (+) sáng cho những loại hoa trắng hay vàng và (-) sáng cho các loài hoa tím, xanh hoặc có mầu tối.


2. Sử dụng chế độ chụp Macro.


Trong 1 số trường hợp bạn sẽ có được những bức ảnh đẹp hơn bằng cách chụp cận cảnh hơn, đường lấy cả một cụm hoa mà có thể chọn 1 bông hoa hay một phần của cụm hoa đẹp nhất để chụp. Hầu hết các máy Olympus sẽ có mode chụp cận cảnh / super macro. Để truy cập vào tính năng này trên vòng xoay các chế độ bạn thấy mode SCN, chọn mode này rồi kéo xuống dưới tới function super Macro. 
Để chụp hoa, côn trùng bạn nên tiếp cận, và nên sử dụng tính năng có sẵn trên máy. Trong tính năng chụp Macro thì bức ảnh nên được chụp ở góc rộng nhất của ống kính, vì ở chế độ này lens không thể zoom. Chụp ở góc rộng để lấy được bông hoa cận cảnh mà còn lấy được cả hậu cảnh đẹp phía sau. Chụp macro bạn có thể để bông hoa chủ đạo gần với ống kính và phía sau là cả 1 rừng hoa, điều này sẽ rất ấn tượng. Ở chế độ này bạn sẽ xoá phông rất nhiều nên có thể ảnh sẽ bị mờ hay ao nét.

3. Điều chỉnh chế độ AF

Khi chụp cận cảnh bạn không thể để máy ảnh tự lấy nét một cách chính xác vùng bạn muốn. Hầu hết máy ảnh Olympus có nhiều chế độ lấy nét khác nhau, nên bạn phải học cách sử dụng các chế độ náy nét này cho từng hoàn cảnh khác nhau. Hãy thay đổi các chế độ lấy nét trong chế độ chụp Macro để thấy được hiệu quả tốt nhất.

Máy ảnh có 2 chế độ AF: 

iESP:


Chế độ này cho phép máy ảnh tự quyết định vùng lấy nét nhưng nó sẽ ưu tiên lấy nét các đối tượng gần, sáng, rõ ràng khi chọn điểm nất nét.


SPOT:
Chế độ này cho phép máy ảnh chỉ tập trung vào để lấy nét giữa màn hình.

4. Hãy để ý đến khoảng cách từ chủ thể tới background (nền).

Sử dụng chế độ Macro nhưng nếu bạn chụp ở góc rộng thì
nền vẫn rất rõ, hãy kéo lens ở tiêu cự xa nhất để tạo ra độ
sâu trường ảnh hơn như ở bức thứ 2.
Để chụp một bông hoa xoá phông mờ ảo hay vặn vòng zoom của lens lên để làm cho khoảng cách từ bông hoa đến nền mờ xa nhau hơn. Chúng ta di chuyển đến gần đối tượng chụp nhất có thể và giữ khoảng cách từ chủ thể tới background đủ xa để background đủ mờ.

Mỗi loại lens lại có khả năng xoá phông khác nhau, vì vậy bạn hãy thử tận dụng tốt chiếc lens đang có và những hiệu ứng của nó tạo ra cũng không hề tồi. Đừng cố gắng chạy theo tiếng gọi của thiết bị khi mình chưa hiểu hết về thiết bị mình đang có trong tay. 
Khi chụp hoa lá bạn cũng nên thử nhiều góc độ máy khác nhau để lấy được góc ảnh tốt nhất, ánh sáng phù hợp nhất. Bạn hãy cố gắng tăng khoảng cách từ chủ thể tới nền càng xa càng tốt để đạt được mức xoá phông tốt nhất. 

5. Hãy nhìn vào biểu đồ histogram

Khi chúng ta sử dụng những chiếc máy ảnh kỹ thuật số nhỏ gọn, chúng ta sẽ nhìn vào màn hình để chụp ảnh thay vì nhìn vào ống ngắm. Nhưng nếu các bạn chụp ở ngoài trời nắng thì nhìn vào màn hình sẽ khó biết được ảnh đã đủ sáng chưa. Theo tôi các bạn nên tập nhìn vào biểu đồ Histogram, nó sẽ là nơi để các bạn biết mình chụp đã đủ sáng hay chưa. Biểu đồ này hiển thị anh sáng được phân bố trong khung hình, đây là 1 công cụ xác định mức độ phơi sáng chính sáng khi chụp ngoài trời.
Bạn cần phải luyện tập nhìn vào khung hình có biểu đồ Histogram trong 1 thời gian ngắn, nhưng khi làm quen được rồi thì bạn sẽ có những bức hình đúng sáng.

Bên trái là bức đủ sáng, ở giữa là dư sáng +1 Ev, bức bbên phải là thiếu sáng -1 Ev

Tôi hy vọng bài viết khái quát này sẽ giúp bạn chụp tốt hơn ở 1 số trường hợp nhất định như chụp hoa. Bài viết được biên dịch lại từ tài liệu của Olympus global, nếu bạn có đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ email: minhkeenguyen@gmail.com / minhke@outlook.com

1 nhận xét:

Được tạo bởi Blogger.